Việc cấm nhà báo ghi âm, ghi hình phiên tòa: Đại biểu Quốc hội lên tiếng
Dan Gordon, giáo sư về sinh lý học tim mạch tại Đại học Anglia Ruskin (Anh), nói với tờ Daily Mail rằng tập luyện cường độ cao đã bộc lộ nhược điểm khi nó tỏ ra khá khó khăn để khởi đầu, tỷ lệ bỏ cuộc cao. Thay vì vậy, các bài tập chậm hơn, ít gắng sức hơn đang được ưa chuộng và cũng có những lợi ích nhất định.Theo đó, chạy bộ chậm hơn và thường xuyên có thể giúp tim khỏe hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và hỗ trợ hệ thống miễn dịch cũng như thể lực tổng thể tốt hơn nhiều so với chạy hết tốc lực. Điều này cũng diễn ra tương tự ở các bài tập đạp xe, chèo thuyền, bơi lội.Trao đổi với Daily Mail, giáo sư Dan Gordon dẫn thêm một nghiên cứu của Đan Mạch được công bố vào năm 2015, cho thấy những người chạy bộ chậm và vừa phải có tỷ lệ tử vong thấp nhất vì mọi nguyên nhân, trong khi những người chạy bộ gắng sức có tỷ lệ tử vong tương tự như nhóm ít vận động.Chạy chậm lại cũng cải thiện sức bền, do bạn có thể chạy trong thời gian dài hơn, điều này làm tăng sản xuất tế bào hồng cầu, nghĩa là máu có thể mang nhiều oxy hơn. Ngoài ra, việc chạy vừa phải còn giúp phát triển cơ tim và tăng kích thước các buồng tim để có thể chứa nhiều máu hơn trong mỗi lần bơm.Theo tiến sĩ Lindsy Kass, một nhà sinh lý học về thể dục tại Đại học Hertfordshire (Anh), khi vận động ở mức vừa phải khoảng 60-70% nhịp tim tối đa sẽ khiến cơ thể sử dụng chất béo dự trữ làm nhiên liệu, thay vì carbohydrate như khi luyện tập cường độ cao hơn.Tiến sĩ Lindsy Kass cũng chia sẻ quan điểm về việc hầu hết các vận động viên ưu tú dành tới 80% thời gian để luyện tập vừa phải. Điều này được lý giải là giúp giảm căng thẳng cho cơ thể, tránh bị nhiễm trùng hoặc chấn thương."Khi bắt đầu tập thể dục cường độ cao, chúng ta cần nhiều thời gian hơn để phục hồi (khoảng 48 đến 72 giờ sau đó), và trong thời gian phục hồi đó, bạn bị ức chế miễn dịch", giáo sư Dan Gordon cho hay.Như vậy, nếu chúng ta tập thể dục cường độ vừa phải thì chúng ta sẽ phát triển phản ứng miễn dịch tốt hơn và giảm khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng khuyên rằng "vấn đề không phải ở tốc độ mà là mức độ nỗ lực mà bạn cảm thấy". Chúng ta cũng không nên vận động quá chậm, vì dễ ảnh hưởng đến hiệu quả đạt được.Mazda BT-50 không còn trong danh mục xe Mazda tại Việt Nam
Trong làng bóng đá sinh viên khu vực Tây Nam bộ, Trường ĐH Trà Vinh đang dần khẳng định vị thế của một thế lực mới. Sau màn trình diễn ấn tượng tại mùa giải trước, đội bóng tiếp tục thể hiện phong độ xuất sắc để lần thứ hai liên tiếp góp mặt ở vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025).Tại vòng loại khu vực Tây Nam bộ, ngay từ trận mở màn, đương kim vô địch khu vực đã gửi lời tuyên chiến mạnh mẽ với phần còn lại khi đánh bại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long bằng chiến thắng áp đảo 4-0. Không chỉ có cách biệt lớn về tỷ số, trận đấu này còn ghi dấu ấn đặc biệt khi đội trưởng Cao Lữ Minh Thuận lập hat-trick đầu tiên của vòng loại khu vực. Tiếp đà hưng phấn, thầy trò HLV Trầm Quốc Nam tiếp tục hủy diệt Trường ĐH FPT Cần Thơ với tỷ số 4-1 trong một thế trận hoàn toàn áp đảo. Sự đồng đều ở cả ba tuyến giúp đội kiểm soát hoàn toàn trận đấu, cho thấy một hệ thống chiến thuật bài bản và hiệu quả.Nhưng đỉnh cao của sự bùng nổ đến ở lượt trận cuối vòng bảng, khi ĐH Trà Vinh khiến tất cả phải ngỡ ngàng với chiến thắng 6-0 trước Trường ĐH Tây Đô. Ấn tượng hơn, ngay ở giây thứ 49, tiền đạo Hà Văn Thuận đã ghi bàn thắng nhanh nhất của vòng loại khu vực. Một trận đấu thể hiện trọn vẹn sự vượt trội của đội bóng này, cả về kỹ thuật lẫn tinh thần thi đấu.Với ba trận toàn thắng cùng hiệu số khủng, Trường ĐH Trà Vinh hiên ngang tiến vào vòng play-off với tư cách ứng cử viên số một. Và họ đã không khiến người hâm mộ thất vọng.Bước vào vòng loại trực tiếp, sự kịch tính và khốc liệt tăng lên đáng kể. Trận đấu với Trường ĐH Cửu Long được dự báo là thử thách không hề dễ dàng, và thực tế đã diễn ra đúng như vậy. Đối thủ chơi đầy quyết tâm và khiến thầy trò HLV Trầm Quốc Nam gặp không ít khó khăn. Nhưng trong thời điểm then chốt, bản lĩnh của một đội bóng lớn đã lên tiếng: pha lập công duy nhất giúp đội giành chiến thắng tối thiểu 1-0, ghi danh vào trận chung kết khu vực.Nếu như trận bán kết là màn thử thách sự kiên nhẫn, thì trận chung kết với Trường ĐH Nam Cần Thơ lại là nơi mà ý chí và quyết tâm của Trà Vinh được đẩy lên đỉnh điểm. Cả hai đội đã cống hiến một trận cầu căng thẳng, giằng co từng pha bóng. Tưởng chừng trận đấu sẽ phải bước vào loạt sút luân lưu thì đúng vào phút bù giờ cuối cùng, Nguyễn Văn Giàu hóa người hùng với bàn thắng quý như vàng, chính thức đưa Trường ĐH Trà Vinh vào vòng chung kết toàn quốc. Thành công của Trường ĐH Trà Vinh không chỉ đến từ một cá nhân xuất sắc mà là sự kết hợp hoàn hảo giữa chiến thuật hợp lý và tinh thần đồng đội tuyệt vời. Đội bóng này không có lối chơi cứng nhắc mà thể hiện sự linh hoạt đáng kinh ngạc: khi đối thủ yếu, họ tấn công vũ bão; khi gặp đối thủ mạnh, họ phòng ngự chặt chẽ và tận dụng cơ hội một cách lạnh lùng.Nhắc đến Trà Vinh, không thể không kể đến hai cái tên nổi bật nhất: đội trưởng Cao Lữ Minh Thuận và tiền đạo Hà Văn Thuận. Minh Thuận không chỉ là thủ lĩnh về tinh thần mà còn là trái tim của hàng công, với những bàn thắng quan trọng và khả năng dẫn dắt lối chơi. Trong khi đó, Hà Văn Thuận lại là mẫu tiền đạo nhanh nhẹn, có thể trừng phạt đối thủ chỉ với một khoảnh khắc sơ sẩy.Bên cạnh đó, hàng thủ vững chắc và sự chắc chắn từ tuyến giữa cũng là yếu tố quan trọng giúp đội bóng này trở nên đáng sợ. Đây là một tập thể không có quá nhiều ngôi sao, nhưng lại có sự gắn kết và đồng lòng – điều mà nhiều đội bóng phải thèm muốn.Lần đầu tiên góp mặt tại vòng chung kết năm ngoái, ĐH Trà Vinh đã tạo được tiếng vang lớn khi lọt vào tứ kết. Nhưng với một đội bóng tham vọng, họ không muốn dừng lại ở đó.Mùa giải 2025, Trường ĐH Trà Vinh bước vào vòng chung kết với một tâm thế khác: không còn là kẻ thách thức mà là một đối thủ thực sự đáng gờm. Họ đã chứng minh được khả năng và giờ đây, mục tiêu không chỉ là góp mặt mà còn là tiến sâu, ít nhất là vượt qua được thành tích năm ngoái. Khi đón tiếp các đội bóng tại TP.HCM để chuẩn bị cho VCK vào năm ngoái, một trong những đội khiến chúng tôi (PV Báo Thanh Niên) ấn tượng nhất. Không phải là vì các cá nhân xuất sắc nổi trội, hay các cầu thủ có ngoại hình nổi bật. Điều khiến chúng tôi ấn tượng là sự chân chất, chân thành từ cả thầy lẫn trò đến cả cổ động viên của Trường ĐH Trà Vinh. Mùa giải năm ngoái, HLV Trầm Quốc Nam từng chia sẻ rằng cả đội không ít lần thao thức đến tận 2-3 giờ sáng, không phải vì lo lắng mà vì niềm phấn khích quá lớn khi lần đầu tiên đặt chân đến sân chơi đỉnh cao này. “Ai cũng mong chờ từng giờ từng phút để được ra sân, để khẳng định mình và mang về niềm tự hào cho ngôi trường thân yêu”, ông tâm sự.Nhưng với Trường ĐH Trà Vinh, bóng đá không chỉ là chuyện thắng - thua. Đó là một sân khấu, nơi đội bóng muốn trình diễn thứ bóng đá đẹp, cống hiến hết mình để người hâm mộ có thể thưởng thức những pha bóng mãn nhãn. HLV Trầm Quốc Nam từng nhấn mạnh: "Chúng tôi không chỉ đá vì danh hiệu, mà còn để thể hiện bản sắc, để xứng đáng là đại diện tiêu biểu của miền Tây Nam Bộ tại giải đấu uy tín này". Với họ, mỗi trận đấu là một lời khẳng định về tinh thần thể thao cao thượng, về lối chơi kỹ thuật, fair-play và sự bùng cháy đến những phút cuối cùng.Các CĐV của đội bóng miền Tây cũng ấn tượng không kém. Năm 2024, lần đầu tiên, trên khán đài của Trường ĐH Tôn Đức Thắng xuất hiện dàn âm thanh cổ vũ độc đáo với nhạc ngũ âm và trống Chhay-dăm cùng những bộ trang phục rực rỡ sắc màu của người Khmer. Không quá ồn ào, không đao to búa lớn nhưng đủ chân thành để khiến các cầu thủ dưới sân cảm nhận “lửa” đang được tiếp từ khán đài. Bước vào VCK giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III-2025 cúp THACO, tinh thần bóng đá đẹp đó vẫn là kim chỉ nam dẫn lối. Trường ĐH Trà Vinh không chỉ hướng đến những cột mốc thành tích, mà còn muốn lan tỏa hình ảnh của một đội bóng chơi bóng với niềm đam mê thuần khiết nhất. Họ không chỉ muốn thắng, mà muốn thắng theo cách khiến người hâm mộ phải nhớ mãi—bằng những pha phối hợp đẹp mắt và bằng tinh thần của những người con miền Tây.
Giải nhiệt iPhone trong mùa nắng nóng
Nụ cười không phải lúc nào cũng mang lại niềm vui cho một cậu bé 5 tuổi ở Ireland. Do mắc một căn bệnh kỳ mà có những lúc nụ cười lại gây cảm giác căng nhức quanh đầu cậu bé.
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.
Người mẹ đón 2 con gái bị bắt cóc ở phố đi bộ Nguyễn Huệ về nhà: 'Quá mừng!'
Hôm nay, 6.3, Phòng GD-ĐT huyện Cần Giờ, TP.HCM ban hành thông báo kết luận và chỉ đạo của Phó trưởng phòng GD-ĐT huyện - bà Lê Thị Kim Châu tại hội nghị sơ kết học kỳ 1, triển khai nhiệm vụ học kỳ 2 bậc học mầm non năm học 2024-2025.Bà Lê Thị Kim Châu đề nghị các đơn vị tiếp tục thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất, tinh thần cho trẻ, trong đó, đặc biệt quan tâm đến việc vệ sinh phòng, chống dịch bệnh; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; tăng cường công tác kiểm tra tiếp phẩm tại đơn vị.Các đơn vị phải phối hợp ngành y tế tổ chức khám bệnh và quản lý trẻ, thông tin kịp thời các hiện tượng bất thường về sức khỏe trẻ cho phòng GD-ĐT, trạm y tế địa phương, trung tâm y tế huyện.Bên cạnh đó, Phó trưởng phòng GD-ĐT huyện cũng đề nghị các trường: mầm non Cần Thạnh 2, mầm non Doi Lầu, mầm non Thạnh An các đơn vị rà soát các điều kiện chuẩn bị thí điểm chương trình Giáo dục mầm non mới. Đồng thời, các trường cần tiếp tục quan tâm triển khai thực hiện cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh theo quy định.Lãnh đạo Phòng GD-ĐT huyện Cần Giờ đề nghị các đơn vị rà soát hồ sơ phổ cập trẻ mầm non 5 tuổi, nắm tình hình trẻ 5 tuổi trên địa bàn; cập nhật, lưu trữ đầy đủ hồ sơ hàng năm tại đơn vị. Đồng thời, để làm tốt công tác vận động trẻ ra lớp đảm bảo chỉ tiêu giao, các đơn vị cần phối hợp chuyên trách phổ cập địa phương nắm tình hình trẻ nhà trẻ, 3 tuổi, 4 tuổi trên địa bàn.Cũng theo chỉ đạo của Phó trưởng phòng GD-ĐT huyện, các đơn vị cần rà soát, đảm bảo hoạt động của Hội đồng trường và các hội đồng khác trong nhà trường theo quy định tại Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT về Ban hành Điều lệ trường mầm non. Đồng thời, "hiệu trưởng các trường mầm non phải thực hiện nghiêm túc chế độ hội họp; báo cáo theo quy định; quan tâm cơ sở dữ liệu ngành. Số liệu báo cáo phải chính xác và thống nhất, đề nghị hiệu trưởng kiểm tra kỹ trước khi ký", thông báo của Phòng GD-ĐT nêu rõ.